Tiên phong công nghệ, dịch vụ dẫn đầu
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết: Việt Nam có diện tích tre rất lớn, lên đến 1.592.205 ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha. Tài nguyên tre Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với hàng trăm loài, trong đó một số loài kinh tế cao như: luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai…
Đến nay đã có trên 12.000 nông dân sản xuất quy mô nhỏ trong chuỗi tre được nâng cao năng lực để áp dụng các kỹ thuật sản xuất phù hợp và thực hiện các tiêu chuẩn bền vững (FSC).
Hiện đã có 2 chứng chỉ FSC cho cây tre được cấp cho các nhóm hộ tại Thanh Hóa và Nghệ An. Trong đó, chứng chỉ FSC cho vùng diện tích 2.400 ha cho cây luồng của 545 hộ thuộc 4 xã: Thanh Xuân, Phú Xuân, Phú Sơn, và Phú Lệ huyện Quan Hóa,Thanh Hóa. Chứng chỉ FSC cho cây Lùng với diện tích 938 ha cho nhóm hộ gồm 212 hộ tại 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Tổng thương mại các sản phẩm từ tre trên toàn cầu đạt 57,86 tỷ USD năm 2021. Dự báo đến năm 2028, quy mô thị trường tre toàn cầu sẽ đạt 82,90 USD. Hiện nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu sản phẩm từ tre lớn nhất thế giới, chiếm 67% giá trị thương mại tre toàn cầu, trong khi Việt Nam xếp thứ 6 thế giới về xuất khẩu tre nhưng mới chỉ chiếm 3% tổng giá trị thương mại tre toàn cầu.
Nhằm gia tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm làm từ tre, việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại là đòi hỏi bắt buộc. Hôm nay Đại Phúc Vinh CNC xin được trình bày và giới thiệu tới quý khách quy trình sản xuất ván tre đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo từng bước cụ thể. Hy vọng bài viết có thể đem lại cho quý khách cái nhìn tổng thể của quy trình sản xuất hàng từ phôi tre, cụ thể là ván tre.
Đối với tre đã đạt tuổi và kích thước để thu hoạch, sau khi đem về nhà máy sẽ được cắt thành từng đoạn với chiều dài tùy biến vào sản phẩm cần thi công. Ở giai đoạn này có thể sử dụng các máy cắt đoạn khá phổ thông như trong hình dưới.
Sau khi được cắt đoạn tre sẽ được chẻ thành những thanh nhỏ. Hiện tại những máy chẻ tre còn khá thô sơ, tuy nhiên, máy cũng đã được trang bị hai hình thức vận hành tự động và thủ công. Nên ưu tiên sử dụng phương pháp thủ công, đặc biệt với công nhân chưa quen thuộc thao tác để tránh tai nạn lao độn.
Để có thể ghép các thanh tre nhỏ thành tấm ván lớn thì yêu cầu là cần sử lý các thanh tre sao cho thẳng và vuông nhất có thể. Do đó sẽ cần một máy bào 4 mặt để loại bỏ các mắt tre, khớp nối thừa giữa các ống tre và phay các cạnh để thanh tre trở nên vuông các góc. Kích thước hoàn thiện của giai đoạn này của lan tre là 22*6mm (chiều rộng*chiều cao)
Đây là một bước rất quan trọng để loại bỏ các chất dinh dưỡng, lượng đường Lignin vốn là thức ăn yêu thích của mối mọt trong tre. Để làm được việc đó tre cần được cho vào nước pha với muối và đem đi luộc trong một thời gian. Có thể tận dụng các tạp vật khi bào tre ở giai đoạn trước để làm chất đốt cho lò luộc tre ở giải đoạn này để giảm chi phí.
Sau khi tre được luộc, sẽ được đưa vào các lò sấy để giảm tối đa lượng ẩm trong tre về dưới 10%. Sau khi sấy ra khỏi lò, thường trong quá trình sản suất thì độ ẩm của tre sẽ vào khoảng 14%.
Sau khi sấy, tre tiếp tục được đưa vào các bồn tâm carbon để tạo màu và khử nốt những chất dinh dưỡng và lượng đường còn tồn đọng ở các quy trình trước đó.
Tiếp tục sử dụng bào 4 mặt để đưa các thanh tre về kích thước tiêu chuẩn để tiến hành ghép tấm. Sau bước này ta có thanh tre kích thước chuẩn 20*5mm (chiều rộng*chiều cao)
Các thanh tre sau khi được bào tinh, sẽ được phân làm 3 loại khác nhau tùy thuộc vào chất lượng của chúng, cụ thể:
- Nhóm A: Màu đẹp, không có vết lõm, không có vết thâm quầng, cạnh sắc và đều. Nhóm này được sử dụng để làm mặt trên của ván.
- Nhóm B: Có chất lượng gần bằng nhóm A nhưng vẫn còn một số vết lõm, điểm khác màu sắc. Nhóm này được sử dụng làm mặt dưới của ván.
- Nhóm C: bao gồm các thanh còn lại, được sử dụng để làm lõi ván.
Tại bước này, các thanh tre được lăn keo và dính vào nhau, thường sử dụng các loại keo đạt chuẩn E1.
Sau khi được lăn keo các thanh tre được xếp và ép thành các khối nhỏ bằng máy ép nhiệt hai mặt, với lực ép trên xuống có thể lên đến 750 tấn, và lực ép cạnh đạt 120 tấn. Công đoạn này sẽ tạo ra các tấm cốt ván. Đối với các tấm bề mặt thì sử dụng máy ép ngang nhiều tầng.